Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (hay Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, nó còn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 98% trong Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam và miền Bắc Việt Nam.
Vừa qua, Vietnam Airlines đã kiến nghị Chính phủ cho phép xem xét là trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết cổ phiếu trên HoSE dù đã âm vốn chủ sở hữu. Cũng như đề xuất ra nhiều ưu đãi riêng cho Vietnam Airlines.
Mục Lục
Lỗ lũy kế hơn 17.772 tỉ đồng
Theo đó, Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ cho phép xem xét doanh nghiệp này là trường hợp đặc biệt. Được duy trì niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoản TP.HCM (HoSE) trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu. Hãng hàng không quốc gia cũng kiến nghị Chính phủ cho chủ trương xây dựng gói giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho doanh nghiệp này. Cùng với đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines.
Song song với đó là kiến nghị Chính phủ cho phép hãng hàng không này sớm mở lại đường bay quốc tế. Đi/đến các quốc gia được coi là an toàn với Covid-19.
Theo quy định của Luật Chứng khoán, nếu doanh nghiệp có tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp. Hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, Vietnam Airlines (HVN) đã ghi nhận lỗ lũy kế lên đến 17.772 tỷ đồng. Vượt vốn điều lệ và lần đầu tiên âm vốn chủ sở hữu hơn 2.750 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần quý II vẫn tăng 9% lên gần 6.537 tỷ đồng. Các chi phí cố định lớn khiến doanh nghiệp bị lỗ gộp hơn 3.497 tỷ. Cao hơn mức lỗ 2.865 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân khiến tài chính Vietnam Airlines sụt giảm
Ngoài ra nguồn thu tài chính cũng sụt giảm 84% do giảm lãi chênh lệch tỷ giá. Lãi tiền gửi, tiền cho vay bằng 1/5 cùng kỳ. Tổng công ty cũng không còn ghi nhận nguồn thu từ khoản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như cùng kỳ. Điểm sáng hiếm hoi là tiết giảm đáng kể chi phí bán hàng và chi phí tài chính.
Kết quả, hãng hàng không quốc gia tiếp tục báo lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 4.449 tỷ đồng trong quý II, xấp xỉ mức thua lỗ kỷ lục trong quý đầu năm.
Vietnam Airlines lý giải dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu. Tổng doanh thu của công ty mẹ giảm 26,5% so với cùng kỳ quý II/2020. Ngoài công ty mẹ bị ảnh hưởng, lợi nhuận của các công ty con có liên quan đến dịch vụ cung cấp hàng không cũng giảm mạnh như Veaco, Nasco…
>>> Xem thêm Đầu tư chứng khoán tại đây.
Có nên tạo ra trường hợp ngoại lệ?
Để bổ sung nguồn tiền, tăng vốn chủ sở hữu. Vietnam Airlines đã thực hiện chào bán cổ phần ưu đãi cho các cổ động hiện hữu. Theo tài liệu báo cáo kết quả chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của hãng. Vietnam Airlines đã phân phối được hơn 796,1 triệu cổ phiếu phát hành thêm.
Giá chào bán mà hãng hàng không quốc gia đưa ra là 10.000 đồng/cổ phiếu. Rẻ hơn rất nhiều so với thị giá 25.900 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Như vậy, số tiền hãng bay này vừa thu về khoảng 7.961 tỷ đồng. Và không thể tìm được cổ đông mua gần 4 triệu cổ phiếu, tương đương, gần 40 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân – Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Cho rằng Vietnam Airlines là một doanh nghiệp đặc biệt. Vì Chính phủ vẫn đang sở hữu trên 80% vốn điều lệ. Do đó sẽ không có chuyện hãng hàng không quốc gia bị phá sản. Dù số lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu như các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc bị lỗ liên tục của công ty cũng do đại dịch Covid-19. Là một nguyên nhân khách quan mà không doanh nghiệp nào dự báo trước được.
Vì vậy cũng có thể xem xét đây là trường hợp ngoại lệ. Để tiếp tục cho phép cổ phiếu HVN vẫn niêm yết trên HOSE. Khi kinh tế hồi phục trở lại. Thì hãng hàng không quốc gia cũng sẽ nhanh khắc phục việc thua lỗ này.
Discussion about this post