Đôi khi, vấn đề da đầu có mùi hôi khiến bạn khó chịu, ngại ngùng lâu ngày lại bắt nguồn từ những lý do hết sức gần gũi.
Thông thường, da đầu của chúng ta sẽ có mùi khó chịu khi gặp các tác nhân như bụi bẩn, mồ hôi, tế bào chết (do lười tắm)… Đây là vấn đề hết sức bình thường, chỉ cần chú ý bảo vệ sinh cho mái tóc và da đầu sẽ làm sạch, sử dụng các loại dầu gội phù hợp hoặc sử dụng các sản phẩm tự nhiên như chanh, vỏ bưởi…
Dưới đây là những thói quen khiến da đầu có mùi hôi khó chịu mà nhiều người mắc phải.
Mục Lục
Bạn không chải đầu trước khi gội
Đa phần mọi người chỉ thường làm ướt tóc sau đó gội đầu luôn. Tuy nhiên theo các chuyên gia chải tóc trước khi gội đầu là bước cần thiết vì nhờ đó mà chúng ta có thể loại bỏ bớt bụi bẩn, gỡ rối đồng thời giúp tóc và da đầu sạch hơn. Tránh được tình trạng xơ rối, gãy rụng.
Và để tăng cường hiệu quả làm sạch, trước khi gội đầu chúng ta nên dùng nước ấm để xả tóc sau đó massage nhẹ da đầu từ 1 đến 2 phút. Cách làm này sẽ giúp lợi bớt dầu thừa, bụi bẩn bám trên da đầu.
Sử dụng trực tiếp dầu gội lên da đầu
Chúng ta không nên đổ trực tiếp dầu gội lên da đầu. Vì chúng không những khiến sản phẩm không được phân bổ đều. Mà còn khiến da đầu bị tổn thương, kích ứng.
Tình trạng mất cân bằng và nhạy cảm này sẽ làm cho da đầu có mùi hôi. Nếu chúng ta vẫn giữ thói quen sử dụng dầu gội đầu như thế này nó sẽ làm hóa chất tích tụ trên da đầu ngày càng nhiều. Lâu dần gây rụng tóc bất thường.
Vì vậy, khi gội đầu hãy đổ dầu ra lòng bàn tay rồi thêm một chút nước. Để tạo bọt sau đó mới xoa lên tóc và ấn nhẹ vào da đầu.
Bạn không làm sạch da đầu
Quá trình làm sạch da đầu là vô cùng quan trọng vì da đầu tiết ra nhiều dầu. Nếu không làm sạch da đầu cẩn thận thì sẽ rất dễ khiến nang tóc bị tắc nghẽn hoặc sinh ra mùi hôi khó chịu.
Bước gội đầu chỉ thực sự hiệu quả khi bã nhờn, cặn bẩn, tạp chất… gây mùi trên cả tóc lẫn da đầu được làm sạch hoàn toàn. Vì vậy, hãy làm sạch và chăm sóc da đầu đúng cách để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng bị hôi.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục khỏe đẹp
Thói quen gội đầu quá nhiều
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho da đầu có mùi hôi. Được làm sạch liên tục sẽ khiến da đầu bị khô và kích thích bã nhờn tiết mạnh. Vi khuẩn phát triển nhiều.
Điều này chẳng những không cải thiện được mùi hôi mà còn khiến cho mùi trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, hãy gội đầu với tần suất phù hợp và chọn những loại dầu ít gây kích ứng.
Bạn không sấy khô tóc trước khi đi ngủ
Nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động từ đó khiến da đầu có mùi hôi khó chịu.
Do đó, nên hạn chế gội đầu vào buổi tối hoặc gội đầu trước khi đi ngủ.
Dùng nhiều đồ chiên rán
Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Làn da và thậm chí là cả mái tóc của chúng ta.
Nếu muốn cải thiện tình trạng da đầu bị hôi hãy hạn chế ăn những đồ chiên rán và nên ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn vì chúng khả năng giảm bớt mùi khó chịu.
Thức khuya
Thiếu ngủ cũng là “thủ phạm” khiến da đầu của bạn trở nên nặng mùi. Vì ban đêm không chỉ là thời gian sửa chữa, thúc đẩy sự phát triển của tóc mà còn là thời điểm mà da đầu đào thải các tế bào già cỗi. Nếu quá trình này bị gián đoạn hoặc bỏ lỡ do thói quen thức khuya thì chắc chắn cả da đầu lẫn tóc đều bị ảnh hưởng, một trong những vấn đề dễ gặp nhất chính là tình trạng “bốc mùi” khó chịu và rụng tóc.
Căng thẳng
Căng thẳng sẽ khiến chất nhờn trên da đầu tiết nhiều hơn và tạo ra một lượng lớn oxy hoạt tính. Sự kết hợp giữa oxy hoạt tính và lipid trong cơ thể sẽ tạo ra lipid peroxide – chất gây mùi cơ thể và da đầu. Do đó, để ngăn ngừa hoặc cải thiện vấn đề da đầu “bốc mùi” hôi. Ngoài việc chú ý vệ sinh và chăm sóc da đầu. Thì bạn cũng cần phải học cách thư giãn, xả stress mỗi ngày.
Discussion about this post