Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp trong cộng đồng thì việc lây lan tin đồn thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn. Nhiều gian thương dựa vào sự lo lắng đó của người tiêu dùng mà cho lưu thông, buôn bán các loại thuốc điều trị, hỗ trợ cho bệnh Covid-19, các loại thuốc không rõ nguồn gốc và kém chất lượng này gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng nếu dùng tràn lan và không theo hướng dẫn của chuyên gia. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 nhập lậu trong nước nhé!
Mục Lục
Thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 nhập lậu bị thu giữ
Công an TP.HCM phối hợp với Cục Quản lý thị trường. Đã phát hiện số lượng lớn thuốc nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày 11-8, Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), Công an TP.HCM phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM. Đang lập hồ sơ, làm rõ các sai phạm của Nguyễn Ngọc Bảo (22 tuổi, ngụ Lâm Đồng) cùng những người liên quan. Sau khi phát hiện lô thuốc nhập lậu.
Trước đó, cơ quan chức năng ập vào kho hàng trên đường Tỉnh lộ 10 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân). Và phát hiện chín thùng carton. Bên trong chứa thuốc tân dược không rõ tình trạng chất lượng. Và do nước ngoài sản xuất. Trên sản phẩm này có thông tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài. Nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Cơ quan chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng để xử lý.
Lô thuốc điều trị Covid-19 có xuất xứ từ Trung Quốc
Qua kiểm đếm thực tế, số tân dược tạm giữ khoảng 64.800 viên thuốc Liên Hoa Thanh Ôn. Không có số đăng ký lưu hành, do Trung Quốc sản xuất. Lực lượng chức năng xác định. Bảo mua hàng trôi nổi tại thị trường trong nước. Nhưng không rõ họ tên đầy đủ và địa chỉ của người bán.
Toàn bộ số hàng hóa trên được Bảo mua về để kinh doanh kiếm lời. Và chưa bán được sản phẩm thì bị kiểm tra và tạm giữ toàn bộ hàng hóa. Căn cứ giá niêm yết trên sản phẩm, số hàng hóa vi phạm có trị giá khoảng 189.000.000 đồng.
Trước đó, cơ quan chức năng phát hiện đường dây nhập lậu những loại thuốc mang nhãn hiệu Lianhua Qingwen jiaonang (Liên hoa thanh ôn) của Trung Quốc. Thuốc có công dụng giảm sốt, ho, cảm cúm… Nhưng được cho là “hỗ trợ điều trị Covid-19”.
Cách nhận biết thuốc kém chất lượng
Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, thuốc kém chất lượng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Điều kiện bảo quản thuốc không tốt như ẩm, mốc…
- Cách vận chuyển không đảm bảo quy trình an toàn
- Thuốc đã hết hạn sử dụng nên không đạt hiệu quả điều trị
Sau khi phát hiện có thuốc kém chất lượng hay thuốc giả. Cục Quản lý dược hoặc các sở y tế sẽ phát đi thông báo. Đình chỉ lưu hành và thu hồi lô thuốc. Tuy nhiên, việc thu hồi thuốc kém chất lượng lại hoàn toàn giao cho doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuốc. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần “giám sát”. Rồi báo cáo về Cục Quản lý dược nên vẫn có nguy cơ để sót thuốc kém chất lượng. Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen xem kỹ lô, số, ngày sản xuất và hạn sử dụng khi mua thuốc. Trong khi thuốc đình chỉ thường theo lô.
Thuốc là sản phẩm dùng để phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh. Sự sai lệch về hàm lượng hoạt chất sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, thuốc được sản xuất và lưu hành phải đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành. Và không được để thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Tham khảo nhiều hơn các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thông tin tiêu dùng quan trọng nhé!
Discussion about this post