Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nhiều công nhân đã trở lại làm việc và các công ty bắt đầu vạch đường đi nước bước cho doanh thu cuối năm. Tuy nhiên, do thiếu lao động có tay nghề cao trước nhu cầu đặt hàng dịp Tết nên nhiều công ty vẫn lâm vào tình trạng khó khăn. Đối với nhiều công ty đã và đang có nhu cầu đầu tư vào khu công nghệ cao, nguồn lao động có tay nghề cao đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hãy cùng chúng tôi cập nhật tình hình kinh tế mới nhất về chủ đề này.
Mục Lục
Bài toán về nhân sự mùa dịch
Ông Phan Xuân Minh – chủ DNTN Cơ điện lạnh Thuận Phát (quận Tân Phú, TPHCM) – cho biết, thời gian vừa qua, khi TPHCM bùng dịch COVID-19, những dự án công ty kết hợp với các nhà thầu xây dựng buộc tạm ngưng thi công, mọi hoạt động gần như “đóng băng”.
Trong mùa dịch, trừ 2 nhân viên đã về quê trước đó, còn lại 18 người ở lại TPHCM. Những nhân viên không đi làm được vì dịch bệnh, ông Minh vẫn duy trì, sắp xếp chỗ ăn ở. Công ty hỗ trợ 100.000 đồng/ngày/người, đảm bảo đủ tiền chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Lúc đó, DNTN Thuận Phát có tổng cộng 20 nhân viên gồm cả kỹ thuật và thực tập sinh.
Ngoài ra, khi có những công việc phát sinh gấp như thay máy; tại các điểm nóng như bệnh viện, công ty sẽ trả công gấp rưỡi cho nhân viên. Hiện tại, các dự án lớn, ông Minh ký kết đã được triển khai trở lại vào tháng 11.
“Thời điểm dịch bệnh phức tạp, công ty tôi thu nhập âm. 2 ngân hàng nơi tôi vay vốn làm ăn có giảm lãi nhưng mức giảm rất ít. Và tới tháng 9 bên ngân hàng mới áp dụng. May là nguồn dự trữ trước đó của tôi vẫn còn nên vẫn ráng lo cho anh em nhân viên được trong suốt mùa dịch vừa qua. Để mọi người trụ lại cùng công ty đến giờ” – ông Minh kể.
Số liệu về tình hình
Trong cuộc khảo sát gần đây của JICA tiến hành với hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy; nhu cầu lớn về kỹ thuật viên ở Việt Nam. 80% doanh nghiệp được khảo sát trả lời là cần có các kỹ thuật viên lành nghề cho doanh nghiệp. Đặc biệt, 89% doanh nghiệp vẫn có nhu cầu cần nguồn nhân lực này trong tương lai. Trong trung và dài hạn, Việt Nam chắc chắn sẽ cần nhiều kỹ thuật viên lành nghề; để trở thành nước có thu nhập cao.
Theo một khảo sát gần đây của World Bank; 80% doanh nghiệp cho rằng các ứng viên cho vị trí kỹ thuật viên thiếu các kỹ năng cần thiết. Và 40% cho rằng chất lượng đào tạo nghề là một sự trở ngại. Đánh giá về kết quả khảo sát này, ông Junichi Mori cho rằng; sự khập khiễng kỹ năng nghề tại Việt Nam chủ yếu là sự thiếu hụt các ứng viên có năng lực. Và khoảng cách kỹ năng nghề còn lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn do thiếu hụt cán bộ quản lý, kỹ sư và kỹ thuật viên.
Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề trước Tết
Anh Nguyễn Nhất Tâm, công nhân của một nhà máy sản xuất thực phẩm tại Khu công nghiệp Tân Bình, TPHCM, cho biết; ngay sau khi tình hình dịch bệnh tại TPHCM được kiểm soát. Anh đã từ quê ở Lâm Đồng quay trở lại công ty làm việc từ đầu tháng 11.
“Trong suốt thời gian ở quê, tôi không làm việc nhưng công ty vẫn luôn hỗ trợ cho tôi. Tôi thấy công ty quan tâm tới mình nên khi công ty hoạt động trở lại, tôi đã quay lại tiếp tục làm” – anh Tâm giãi bày.
Sau thời gian dài tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất để phòng, chống dịch COVID-19. Không riêng doanh nghiệp nơi anh Tâm làm việc, nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn TPHCM; đã hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại. Đa số doanh nghiệp sau dịch đều có nhu cầu tuyển dụng. Bổ sung thêm vị trí lao động còn thiếu và tăng tốc hoàn thành đơn đặt hàng cuối năm.
Thiếu lao động tay nghề lâu năm
Ông Cao Hữu Tuấn – Giám đốc công ty cửa cuốn Quốc Tuấn (quận Tân Phú) cho biết, đa số nhân công của công ty đã quay trở lại làm việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, một số thành viên có tay nghề cứng, lâu năm thì vẫn chưa trở lại.
“Từ khi mở cửa trở lại, đơn hàng đã về đều đều. Dịp cuối năm công việc lại càng nhiều hơn nhưng thợ có tay nghề chỉ có 1 – 2 người, còn lại chủ yếu là thợ phụ nên tiến độ thực hiện công trình vẫn còn chậm chạp. Công ty đang lên phương án gấp rút tuyển nhân sự có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu đơn hàng, nhất là để đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn khi sắp cận kề Tết” – ông Tuấn chia sẻ.
Chia sẻ của doanh nghiệp
Ông Hoàng Đức Thùy – Giám đốc Công ty cơ điện lạnh Hoàng Ân (quận 12) cho biết; công ty của ông chủ yếu làm điện ở các công trình lớn. Dịp cuối năm công ty cần đẩy nhanh tiến độ công việc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhân viên trước đây của công ty ông vẫn chưa quay trở lại.
“Thiếu nhân viên, nhiều lúc tôi cũng buộc phải xắn tay áo vào làm luôn”- ông Thùy bày tỏ.
Khát lao động đã qua đào tạo là bài toán chung mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Ông Phan Kỳ Quan Triết – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI) cho biết, nhu cầu nhân lực qua đào tạo hiện chiếm hơn 87% tổng nhu cầu nhân lực toàn TPHCM.
“Hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và công nghệ cao, đang hoạt động trở lại. Họ muốn tập trung vào thị trường cuối năm để bù đắp khoảng thời gian tạm dừng do giãn cách và tăng năng suất theo chu kỳ. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng đang dần “nóng” lên. Việc tạo điều kiện cho lao động cũ trở lại làm việc được các doanh nghiệp rốt ráo thực hiện” – ông Triết cho biết.
Discussion about this post