Ngành sản xuất mật ong của Việt Nam hiện đang đối mặt với một thách thức mới. Sản phẩm khi xuất khẩu vào Mỹ có thể phải chịu mức thuế đến 412,49%. Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa qua cũng công bố mức thuế chống bán phá giá. Qua đánh giá mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị chịu mức thuế cao. Theo đó, mức thuế chung dành cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam lên đến 412,49%. Mức thuế hiện đang cao hơn gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ đề xuất ban đầu là 207%.
Mục Lục
Việt Nam bị áp thuế xuất khẩu mật ong cao
Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này. Trong đó, mật ong Việt Nam bị áp thuế cao nhất.
Tuy đây mới là phán quyết sơ bộ. Nhưng quyết định trên của Bộ Thương mại Mỹ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu mật ong vào thị trường Mỹ; cũng như những lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nuôi ong tại Việt Nam.
Hiện Việt Nam và Mỹ đang tiếp tục thảo luận để có mức thuế công bằng hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi năm, ngành nuôi ong của Mỹ sản xuất chưa được 100.000 tấn. Nên phải nhập khẩu thêm hơn 200.000 tấn từ các nước khác. Và mật ong Việt Nam chiếm khoảng 1/4 thị phần mật ong nhập khẩu tại Mỹ.
Theo thống kê của hải quan Mỹ, kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong năm 2020 đạt 50.700 tấn, chiếm khoảng 25,8% tổng lượng nhập khẩu mật ong của nước này.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt 83 triệu USD, tăng hơn 65% so với cùng kỳ 2020. Tổng sản lượng mật ong của cả nước đạt khoảng 57.000 tấn/năm. 90% lượng mật ong được tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, trong đó 95% lượng mật ong được xuất khẩu là vào thị trường Mỹ.
Nếu Mỹ áp thuế chống bán phá giá, mật ong Việt Nam sẽ rất khó khăn về đầu ra, sinh kế của hàng triệu người nuôi ong Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Mật ong đen quý hiếm có giá cao không tưởng
Đây được coi là đặc sản hiếm có của vùng đất Tây Nguyên. Loại mật này chỉ có ở vùng núi cao, trên đỉnh Ngọc Linh từ độ cao 1.400m so với mực nước biển, rất khó khai thác. Thêm nữa, tổ mật ong đắng thường rất nhỏ. Cho sản lượng mật ít nên chúng luôn được người sành ăn săn lùng mỗi khi đến mùa.
Chị Kiều Thị Thủy – một đầu mối bán mật ong rừng ở Kon Tum – cho biết. Trong số các loại mật ong rừng thì mật ong đen từ hoa sâm Ngọc Linh, có vị đắng là hiếm hơn cả. Mỗi năm chỉ có vài chục lít nên chị để dành bán lẻ cho khách quen sành ăn; chứ không có nhiều để giao cho mối buôn.
Theo chị Thủy, sở dĩ loại mật ong này có màu đen; vị hơi đắng là bởi được khai thác từ con ong hút mật cây hoa sâm Ngọc Linh. Loài hoa vốn có vị ngọt thơm, đắng nhẹ – và một số cây dược liệu quý khác tại vùng núi này. Từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm hoa sâm Ngọc Linh nở rộ; cũng là lúc người dân trong bản kéo nhau đi khai thác mật.
Thông tin thị trường mới nhất luôn được chúng tôi cập nhật.
Discussion about this post