Đối với nhiều ngưới phụ nữ, niềm vui lớn nhất là được chăm sóc chồng con, vun vén cho gia đình. Tuy nhiên, vẫn có những người có quan niệm khác nhau, và cô Chế Ngọc Thủy chính là một trong số đó. Họ khác biệt vì họ không chỉ mang lại hạnh phúc cho những người thân yêu, mà còn mang lại hạnh phúc cho những “người xa lạ”. Đối với những người đó, xã hội thường so sánh họ với những đối tượng “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tạp hóa”. Chị Chế Ngọc Thủy, hiện đang là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Q.11, Q.1, Q.Bình Thạnh của TP.HCM là một người sống đẹp như thế.
Mục Lục
Chia sẻ của cô Chế Ngọc Thủy về câu chuyện tình yêu
Khi được hỏi về tình yêu thời son trẻ, cô bộc bạch: “Chú là người Nhật, quen cô từ hồi cô còn buôn bán lề đường ở Q.1, quen được 2 năm thì cưới”. Câu chuyện tình của người phụ nữ này khá thú vị: chồng cô không biết tiếng Việt và cô chẳng biết tiếng Nhật. Ấy vậy mà lần đầu tiên chồng cô qua Việt Nam thu thập tư liệu để cho anh trai viết sách du lịch về Việt Nam, chú tình cờ đến gian hàng của cô và làm quen. Qua người thông dịch, cô ấn tượng với câu trả lời của chú: “Phụ nữ Việt Nam hiền, tâm lý và biết cách sống” khi được hỏi: “Anh thấy phụ nữ Việt Nam thế nào?”
Trước khi cưới, cô giao kèo với chú: “Cưới rồi nhưng vẫn ở Việt Nam nghen! Em là con một, ba má lại già cả rồi, hơn nữa hồi giờ quen sống ở Việt Nam, không quen sống ở Nhật”. Vậy đó, lời giao kèo đơn giản mà dễ thương của cô đã thuyết phục được chú.
Những cống hiến, hy sinh lặng thầm của cô
Một thời gian sau, cô nghỉ việc bán buôn về hoạt động công tác tại địa phương và được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố, sau đó là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 1, P.11, Q.Bình Thạnh. Dù làm công việc “vác tù và hàng tổng” nhưng cô vẫn xem đó là niềm hạnh phúc. Cô luôn tâm huyết với công việc của mình, đi sâu sát vào nhiều hoàn cảnh khó khăn ở khu phố và tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ.
Muốn tìm gặp cô Thủy? Dễ lắm, cứ sáng chủ nhật đến điểm tập kết phát cơm, phát cháo từ thiện; trong khu phố 1, P.11, Q.Bình Thạnh là gặp cô ngay. Những bữa ăn sáng, những ổ bánh mì 0 đồng được cô và chị em trong Hội phụ nữ khu phố trao tận tay. Đến người già, người neo đơn, cơ nhỡ trong khu vực. Những bữa cơm miễn phí, những suất quà ân tình cho người khó khăn với cô, dù nhỏ nhưng lại là điều thiết thực. Vì vậy, mỗi khi nhắc đến cô, hầu như người dân trong khu vực đều cảm mến và dành những lời khen chân thành.
Chia sẻ của người khác về cô Chế Ngọc Thủy
Nói về cô, anh Nguyễn Hà Đoàn Thanh Vũ – Công an khu vực tại khu phố 1, P.11, Q.Bình Thạnh, nhận xét: “Cô Thủy trong công tác của khu phố 1 luôn nhiệt tình, tận tụy với công việc, với nhân dân trong tổ dân phố. Cô thường xuyên vận động các mạnh thường quân để hỗ trợ cho các gia đình khó khăn trong tổ cũng như của khu phố”.
Dù là cán bộ chi hội phụ nữ nhưng cô luôn quan tâm, gần gũi với người dân trong khu vực. Khó có ai nghĩ, một người phụ nữ như cô đã có đến 27 lần hiến máu. Được Chủ tịch UBND TP.HCM khen tặng. Với cô, việc mình làm “cho đi là còn mãi”.
Chế Ngọc Thủy – Một gười phụ nữ có lối sống đẹp
Với phụ nữ, mùa xuân hay niềm hạnh phúc của họ thường gắn liền với chồng con. Nhưng với cô Thủy, mùa xuân của cô, ngoài chồng con; còn có thêm mùa xuân của những hoàn cảnh khó khăn khác. Điển hình như mùa xuân của vợ chồng cụ Châu Thị Bích, ở tổ 3 khu phố 1, P.11, Q.Bình Thạnh. Đây là đôi vợ chồng già neo đơn. Được cô Thủy tìm hiểu, vận động hỗ trợ từ cấp trên; và các nhà hảo tâm để xây mái ấm tình thương. “Cô Thủy là người vui vẻ và tốt bụng. Hoàn cảnh nào khó khăn cô cũng tìm cách giúp đỡ”, cụ Bích cho biết.
Không chỉ có trường hợp của vợ chồng cụ Bích mà còn rất nhiều hoàn cảnh khác; khi biết được, cô Thủy đều tìm mọi cách giúp đỡ, sẻ chia. Cô tìm đến từng nhà, hỏi thăm những hoàn cảnh khó khăn; rồi tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện. Cho có công ăn việc làm, kiếm cớ sinh nhai. Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, cô cùng các chị em may khẩu trang tặng cho bà con trong khu phố. Tặng những suất quà thiết thực cho bà con khó khăn trong tổ. Trong thời gian giãn cách xã hội, hay vận động các nhà hảo tâm làm những gian hàng 0 đồng… Cô bảo: “Mỗi việc mình làm dù nhỏ nhưng đem lại hạnh phúc cho người khác, đặc biệt là chị em phụ nữ thì mình lại thấy vui lây”.
Hành động đầy ý nghĩa cho cộng đồng xung quanh
Chính những việc làm đầy ý nghĩa của mình mà cô Thủy được bà con, bạn bè và đồng nghiệp yêu quý. Theo bà Bùi Thị Ngọc Thủy – Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Q.Bình Thạnh: “Chị Chế Ngọc Thủy là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 1, P.11. Gần đây khi cả nước chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, với vai trò Chi hội trưởng; chị đã tuyên truyền rất tốt về khẩu hiệu 5K. Cũng như hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những hộ trong khu cách ly trên địa bàn…”.
Mỗi con người chọn cho mình một cách sống. Và cô Chế Ngọc Thủy như được biết. Đó là một người phụ nữ có cách sống rất đẹp.
Nên sống đẹp còn hơn xinh đẹp
Người phụ nữ dù vẻ ngoài không xinh đẹp, không mỹ lệ. Nhưng tuyệt đối không thể không có giáo dưỡng. Giáo dưỡng là một loại phẩm chất có tính ẩn, kín đáo. Nó không trực tiếp hấp dẫn ánh mắt của người khác nhưng lại có sức tỏa sáng vô cùng mạnh mẽ. Trong cuộc sống, không phải chỉ ở phạm vi gia đình. Mà ở phạm vi xã hội đều rất cần những người phụ nữ có giáo dưỡng.
Vào thời cổ đại “ôn nhuận như ngọc” là cách hình dung về một người phụ nữ có giáo dưỡng. Một người phụ nữ có tình yêu trong tim. Dù xấu xí, đôi mắt của cô ấy sẽ ấm áp và sáng như ánh nắng. Và nụ cười của cô ấy sẽ rạng rỡ như một thiên thần. Học cách yêu bản thân, yêu người thân, yêu bạn bè, yêu thiên nhiên; yêu cuộc sống, yêu những điều đáng yêu trên thế giới.
Một người phụ nữ có giáo dưỡng giống như hoa lan mọc ở trong núi sâu. Bốn mùa đều tỏa ra hương thơm ngát. Đồng thời, họ giống như tiếng nước suối chảy róc rách; làm cho những người xung quanh ngấm dần được sức hút của họ. Thời gian có thể làm phai nhạt đi hồng nhan, xinh đẹp của người phụ nữ. Song lại càng làm cho sự giáo dưỡng của người phụ nữ; tăng thêm sức hấp dẫn và sự ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cuộc đời.
Discussion about this post