Với việc tiếp tục bán hơn 2,7 triệu cổ phiếu YEG tại Tập đoàn Yeah1, bà Trần Uyên Phương, nguyên là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, đã chính thức không còn là cổ đông lớn của tập đoàn này. Theo thống kê từ Vietstock, bắt đầu từ tháng 11/2021, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, đã có động thái rút tiền khỏi Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin kinh tế hấp dẫn này trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Khối lượng giao dịch
Cụ thể, từ ngày 2.11 cho đến ngày 11.11, bà Trần Uyên Phương liên tục đăng ký bán cổ phiếu YEG. Với số lượng tổng cộng là hơn 2,7 triệu cổ phiếu. Hạ tỷ lệ sở hữu từ 7,53% xuống còn 2,47% và không còn là cổ đông lớn của Tập đoàn Yeah1.
Theo thống kê của Vietstock, chiếu theo giá đóng cửa mỗi phiên. Ước tính bà Phương thu về hơn 47,6 tỉ đồng từ số cổ phiếu YEG đã bán trong tháng 11.
Bà Trần Uyên Phương trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Yeah1 bắt đầu vào ngày 17.02.2020 với việc sở hữu 6,9 triệu cổ phiếu YEG vào thời điểm đó, tỷ lệ sở hữu 22,4. Ước tính bà Phương đã chi hơn 315 tỉ đồng cho thương vụ này. Tuy nhiên, với việc cổ phiếu YEG nằm trong số 4 cổ phiếu có thị giá giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2021. Cuối phiên 20.11, giá cổ phiếu YEG ở mức 18.300 đồng/cổ phiếu. Giảm hơn 60% so với phiên 04.01.2021.
Tình hình tài chính của tập đoàn Yeah1
Từ khi bắt đầu thoái vốn đến nay, bà Trần Uyên Phương đã bán ra gần 6 triệu cổ phiếu YEG. Nếu xét theo giá trung bình mua vào, ước tính bà Phương đã lỗ hơn 203 tỉ đồng. Việc liên tục cắt lỗ cổ phiếu của cổ đông lớn; dường như liên quan đến tình hình kinh doanh không sáng sủa.
Cụ thể, Yeah1 tiếp tục lỗ gần 62 tỉ đồng trong quý 3/2021. Cũng là quý thứ 4 lỗ liên tiếp. Doanh thu thuần ghi nhận gần 278 tỉ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Tại thời điểm 30.09.2021, số lỗ lũy kế của Yeah1 đã vượt hơn 246 tỉ đồng. Trong khi đầu năm ghi nhận lỗ hơn 219 tỉ đồng. Công ty đã bù thặng dư vốn cổ phần vào phần lỗ lũy kế khiến khoản mục này giảm từ gần 773 tỉ đồng xuống còn 551 tỷ đồng. Tổng nợ vay của Yeah1 tăng 39% sau 9 tháng đầu năm 2021, lên gần 270 tỉ đồng. Kéo theo đó, nợ phải trả tăng 22%, lên hơn 616 tỉ đồng.
Theo Yeah1, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; các mảng kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là mảng Thương mại đa kênh (Bán lẻ). Mảng kinh doanh vừa đưa vào vận hành từ năm 2020. Giá vốn giảm chậm hơn kéo lợi nhuận gộp giảm đến 93%, còn hơn 5 tỉ đồng.
Sự lao dốc của tập đoàn Yeah1
Yeah1 từng là hiện tượng trên sàn chứng khoán khi niêm yết trên vào tháng 6/2018. Những ngày đầu chào sàn HSX, thị giá YEG vượt 300.000 đồng/cổ phiếu. Thuộc nhóm cổ phiếu đắt đỏ nhất trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, công ty bắt đầu lâm vào tình cảnh khó khăn từ năm 2019. Khi bị YouTube chấm dứt hợp tác mạng đa kênh; vì những vi phạm trong quản lý nội dung. Giá cổ phiếu YEG từ đây bắt đầu lao dốc. Với thị giá hiện tại chỉ hơn 18.000 đồng/cổ phiếu. YEG đã mất hơn 90% so với thời điểm mới lên sàn.
Năm nay, Yeah1 đặt mục tiêu có lãi sau thuế 4 tỷ đồng. Công ty chỉ còn lại những tháng ngắn ngủi cuối năm để có thể hoàn thành kế hoạch. Trong trường hợp không tạo ra đột biến và tiếp tục lỗ năm thứ 3 liên tiếp. Cổ phiếu YEG sẽ nằm trong diện bị hủy niêm yết.
Discussion about this post