Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường do cơ thể không tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai, dẫn đến những rối loạn quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường, đạm, chất béo và khoáng chất.
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh không có khả năng chuyển hóa chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo năng lượng, khiến lượng đường trong máu tăng dần. Nếu lượng đường huyết luôn ở mức cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời làm tổn thương nhiều cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh hiểm nghèo khác.
Mục Lục
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
Glucose là một chất cần thiết cho cơ thể có trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen. Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu sẽ hạ thấp, khiến gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu.
Nhờ đó máu sẽ vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy) sẽ khiến glucose được hấp thụ vào tế bào, giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm, đồng thời khi đó tuyến tụy cũng giảm sản xuất insulin.
Có thể thấy, quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Các loại tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường có 2 thể chính:
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Phần lớn tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường gặp nhất là dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5 – 10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.
Tiểu đường tuýp 2
Khác với thể tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 trước kia được gọi là bệnh tiểu đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Ở thể bệnh này, insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin.
Đây là thể bệnh phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở người trên 40 tuổi và có xu hướng dần trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm đến 90 – 95% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân khó phát hiện.
Các dấu hiệu
Tê chân liên tục
Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bởi vậy, người mắc thường có cảm giác tê ở gan bàn chân. Ngoài ra, họ còn mất cảm giác đau đớn. Và không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ. Ví dụ khi nước ngâm chân quá nóng, họ không cảm thấy được nên có thể bị bỏng.
Bệnh nhân bị tê chân nặng có thể khó ngủ vào ban đêm.
Vết thương ở chân lâu khỏi
Thông thường, các vết thương nhỏ trên bàn tay và bàn chân sẽ sớm tự lành. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường, vết thương dù bé vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu do đường huyết trong cơ thể tăng cao. Khả năng miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt vết thương.
Da chân thường bị ngứa
Nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy ngứa da chân. Điều này do bệnh tiểu đường làm cho da khô hơn. Khiến bàn chân dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn tới nhiễm trùng, gây ngứa da.
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý đến thể chất của mình, bao gồm cả tình trạng của bàn chân:
– Chăm sóc da, rửa chân thường xuyên và thoa kem dưỡng ẩm.
– Nếu phát hiện thấy vết phồng rộp, trầy xước trên bàn chân. Bạn nên khử trùng và giữ cho chúng khô ráo. Nếu vết thương không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để điều trị.
– Chọn giày phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường thích hợp với giày hơn một cỡ; rộng và mềm. Không nên đi giày chật, đế cứng để tránh bị đau chân.
Xem thêm các bệnh khác tại chuyên mục Bệnh thường gặp
Discussion about this post