Thực tế hiện nay cho thấy, nghệ thuật dân tộc nói chung, âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng đã và đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi cơ chế thị trường. Nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền đang bị mờ dần bản sắc, thưa vắng người nghe. Một bộ phận giới trẻ chỉ quan tâm đến thể loại nhạc thương mại, nhạc nước ngoài mà quay lưng với nền âm nhạc dân tộc, khiến những người có tâm huyết với âm nhạc cổ truyền lo ngại, các nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Mục Lục
Các loại hình âm nhạc cổ truyền hiện nay
Các loại hình như dân ca quan họ, hát xoan, ví dặm,… Là những sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần. Có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người dân các dân tộc Việt Nam. Là nhân tố góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,… Nhưng loại hình âm nhạc này chỉ được đem ra trình diễn trong những chương trình mang tính sự kiện chính trị, văn hóa, trình diễn tại một số khu di tích,… Chứ ít khi được thương mại hóa, đầu tư.
Các loại hình âm nhạc đặc sắc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa”. Tức là hát có micro và có nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục đời sống giới trẻ
Thái độ của giới trẻ về âm nhạc cổ truyền
Với sự phát triển như vũ bão của các kĩ thuật công nghệ, âm nhạc hiện tại đã không còn là âm nhạc của ngày trước. Ngày nay, nhiều loại hình âm nhạc mới nổi lên với đa dạng các cách biểu diễn. Trào lưu nhạc điện tử, nhạc độc lập – người thể hiện có thể tự thu âm và phát hành. Không phụ thuộc vào các nhân tố nào khác,… ngày càng được phổ biến.
Trong khi nhiều bạn trẻ vẫn giữ đam mê, yêu thích với chèo, cải lương,… Thì không ít người trẻ thờ ơ, tỏ thái độ không thích nghệ thuật âm nhạc cổ truyền. Vì nhiều lý do đưa ra như: khó hiểu, không thu hút,… Đã có một cuộc khảo sát nho nhỏ với sinh viên tại Hà Nội. Với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống với giới trẻ hiện nay”. Kết quả thu được là khoảng 50% các bạn không thích âm nhạc cổ truyền. 35% các bạn nghe bởi được học và tìm hiểu về âm nhạc cổ truyền. 15% còn lại là do gia đình có truyền thống về nghệ thuật.
Bạn Nguyễn Phương Thảo (22 tuổi, sinh viên Đại học Luật Hà Nội) đưa ra ý kiến: “Âm nhạc cổ truyền cần kết hợp với những dòng nhạc đang thịnh hành hiện đại ngày nay như: Rap, EDM,… Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa – Trưởng nhóm Xẩm Hà Thành cho biết: “Tôi rất ủng hộ việc đổi mới âm nhạc cổ truyền, kết hợp với những thể loại âm nhạc mới. Chúng tôi đã làm điều này hàng chục năm nay.
Cách để âm nhạc cổ truyền tiếp cận giới trẻ
Để tiếp cận được với giới trẻ phải có những biện pháp và xu hướng mới như kết hợp âm nhạc cổ truyền và âm nhạc dân gian đương đại, hoặc các thể loại nhạc mới bây giờ như: Rap, R&B,… Chúng tôi đã kết hợp xẩm cùng với các thể loại mới trong chương trình “Xẩm và đời”. Và có những hiệu ứng nhất định của khán giả đặc biệt là khán giả trẻ tuổi.
Sau đó còn có những gameshow trên chương trình truyền hình. Cụ thể, trong chương trình The Remix, Hương Giang Idol đã chọn tác phẩm xẩm kết hợp với âm nhạc điện tử để thi và có những kết quả nhất định. Tôi thấy việc kết hợp này rất hiệu quả và cần phải phát huy hơn nữa để giới trẻ tiếp cận được với âm nhạc của dân tộc”.
NSƯT Nguyễn Đức Lợi – Tổ trưởng tổ nhạc Nhà hát Tuồng Việt Nam nhận định: “Với tư cách là một nghệ sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống Việt Nam, cá nhân tôi nhận thấy sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống của Việt Nam với các loại hình âm nhạc hiện đại Là một hướng đi mới để âm nhạc truyền thống dễ thẩm thấu hơn với khán giả trẻ hiện nay. Và cũng là cơ hội để âm nhạc truyền thống có cơ hội tiếp cận, vươn xa ra thế giới. Để bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. Tôi khá ủng hộ giải pháp này. Nhưng phải đảm bảo âm nhạc truyền thông không bị phai màu và vẫn giữ được bản sắc riêng. Việc này giống như “Hòa nhập mà không hòa tan”.
Discussion about this post