Ung thư đại trực tràng là một bệnh ung thư bắt nguồn từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc phần trực tràng (phần tiếp giáp giữa đại tràng và hậu môn). Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ ba được chẩn đoán ở cả nam và nữ. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, đi cầu ra máu nhầy, dùng kháng sinh kéo dài,… là những dấu hiệu bất thường, cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Mục Lục
Một số đối tượng dễ mắc bệnh
Một số yếu tố nguy cơ do lối sống sẽ có liên quan đến ung thư đại trực tràng. Trên thực tế, mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng và sự vận động với nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng là một trong các nguy cơ cao nhất cho bất kỳ loại ung thư nào.
Thừa cân hoặc béo phì: nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì (thừa cân nhiều) thì nguy cơ phát triển và tử vong vì ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng cho cả nam và nữ nhưng nguy cơ ở nam giới sẽ cao hơn.
Thiếu hoạt động thể chất: nếu bệnh nhân không hoạt động thể chất thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Việc vận động nhiều hơn có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh.
Một số loại thực phẩm: chế độ ăn có nhiều thịt đỏ (như thịt bò, heo, cừu, hoặc gan) và thịt chế biến (như xúc xích và thịt hộp) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các món được làm bằng cách chiên, nướng, hoặc quay sẽ tạo ra các chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng mức độ gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng vẫn chưa được xác định. Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây và gạo nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhưng việc bổ sung chất xơ thì chưa được chứng minh là mang lại hiệu quả.
Những dấu hiệu của bệnh
Rối loạn phân: Người có nguy cơ ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như: đi táo, đi lỏng thất thường, hôm táo, hôm lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.
Rối loạn đại tiện: Người bệnh có biểu hiện đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu, phân nhầy, phân nát…
Uống thuốc kháng sinh không khỏi: Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa; đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh. Còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân. Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh song nó không đồng nghĩa mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng.
Đau quặn bụng, gầy sút: Cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau quặn bụng từng cơn; gầy sút, sờ thấy khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Phòng bệnh
Các nghiên cứu đã chỉ ra, ung thư đại tràng thường bắt đầu từ bệnh viêm đại tràng. Cho nên, nếu người có dấu hiệu: đau bụng không rõ nguyên nhân, chảy máu hậu môn, sụt cân không rõ nguyên nhân… Thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Để phòng ngừa bệnh, con người cần có chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ; ít chất béo và thịt, hạn chế thuốc lá, rượu bia; tăng cường vận động bằng việc chơi các môn thể thao, chạy bộ, tập thể dục… Bên cạnh đó, nhiều người chú trọng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn Bifido. Vì đây là lợi khuẩn chính của đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Lợi khuẩn Bifido hỗ trợ làm lành các ổ viêm loét. Đồng thời tạo nên một lớp lá chắn kép bảo vệ đại tràng; bảo vệ các vết loét mới lành ở thành đại tràng giúp cho không bị tấn công trở lại; hạn chế tình trạng tái phát.
Đồng thời, lợi khuẩn Bifido giúp hấp thụ hết thức ăn từ ruột non đổ xuống. Đào thải cặn bã tạo khuôn phân mềm mượt, ức chế hại khuẩn, cân bằng tỷ lệ vàng hệ vi sinh vật đường ruột. Giúp các chức năng tiêu hóa bình thường.
Tuy nhiên, Bifido lại rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày. Gần như bị tiêu diệt hoàn toàn khi đi qua axit dạ dày. Đây là thách thức lớn với các nhà sản xuất men vi sinh.
Điều trị
Thủ thuật cắt bỏ pô-lýp
Ung thư đại tràng giai đoạn 0 là khi ung thư chưa tăng trưởng qua lớp niêm mạc bên trong đại tràng hoặc trực tràng. Đối với các loại ung thư này thì phương pháp điều trị thông thường là cắt bỏ pô-lýp trong quá trình nội soi đại tràng. Bệnh nhân không cần thực hiện thêm phẫu thuật trừ khi không thể cắt bỏ pô-lýp hoàn toàn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là việc cắt bỏ khối u và một số mô lành xung quanh trong quá trình phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng phổ biến nhất. Và được gọi là phẫu thuật cắt bỏ.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bằng cách ngăn ngặn khả năng tăng trưởng và phân chia các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị toàn thân sẽ đi vào máu đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Phương pháp hóa trị phổ biến nhất là qua đường truyền tĩnh mạch. Hoặc qua đường miệng bằng các loại thuốc dạng viên nén hoặc viên nang.
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các tia X có năng lượng cao. Hoặc các tia bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Đối với ung thư đại trực tràng, phương pháp xạ trị thực hiện trước phẫu thuật gọi là điều trị tân hỗ trợ. Nhằm thu nhỏ khối u để phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu hủy các tế bào ung thư còn sót lại.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tin tức mới tại đây
Discussion about this post