Trong đợt dịch, nhiều người nước ngoài ở Việt Nam cũng đã đi làm từ thiện. Chọn Việt Nam làm điểm dừng chân trong những chuyến du lịch vòng quanh thế giới, chàng trai người Thụy Điển Kawa Wandi và vợ mình đã sớm “phải lòng” đất nước hình chữ S này. Quãng thời gian một năm ở Việt Nam cũng bằng thời gian họ dành cho những chuyến đi từ thiện, từ mùa lũ đến các mùa khác trong năm. Và cũng có một người Úc khác sống trên đường Âu Cơ, quận 11, TP.HCM cho biết do con hẻm nơi anh ở bị phong tỏa mùa dịch nên sáng nào anh cũng thấy có người tiếp tế lương thực.
Mục Lục
Cơ duyên giữa gia đình anh Kawa Wandi và Hội An
Năm 2017, anh Kawa Wandi và vợ Nishte cùng 3 đứa con sinh ba; khởi động chuyến phiêu lưu vòng quanh thế giới. Sau hành trình dài di chuyển liên tục qua nhiều nước khắp thế giới, đầu năm 2020; gia đình Wandi đặt chân đến Việt Nam (VN). Và họ chọn phố cổ Hội An (Quảng Nam) làm nơi lưu trú. “Rong ruổi nhiều nước, tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng chúng tôi chọn VN là nơi dừng”, anh Wandi mở đầu câu chuyện.
Đến Hội An, Wandi tình cờ quen biết anh Trang Quốc Trí, chủ một cơ sở kinh doanh ăn uống. Hành trình thiện nguyện của vợ chồng Wandi bắt đầu từ mối quen biết này. “Chính Trí là người dẫn lối cho vợ chồng tôi đến với những việc làm ý nghĩa”, Wandi nhớ lại.
Hành trình thiện nguyện của vợ chồng Wandi
Những ngày vừa qua, khi dịch Covid-19 tái bùng phát; Kawa Wandi cùng 3 thành viên trong nhóm từ thiện của mình chở nhiều thùng hàng. Gồm: gạo, mắm, muối, cá khô… len lỏi khắp các nẻo đường ở phố Hội. Đích đến của nhóm Wandi là những chốt kiểm dịch đặt ở các khu vực đang thuộc diện phong tỏa. Tại mỗi chốt, họ gửi quà nhờ lực lượng trực chốt giúp chuyển tận tay cho những hộ gia đình khó khăn. Từ khi toàn TP.Hội An giãn cách xã hội, nhóm của Wandi mở rộng hành trình vận chuyển lương thực, thực phẩm ra vùng ven. Từ đó, hình ảnh “anh Tây” tốt bụng đã in đậm trong tâm trí của người dân địa phương…
Ở tuổi 41, giờ đây Wandi nhận ra điểm dừng chân VN sau 4 năm vòng quanh thế giới như một “duyên nợ”. Sang VN được 4 tháng, khu vực gia đình Wandi cư trú xuất hiện dịch Covid-19. Từ khung cảnh nhộn nhịp, mọi thứ bỗng chốc vắng lặng. “Khi Trí nói với tôi rằng tình hình dịch bệnh rất căng thẳng, nhiều người đang gặp khó…, không do dự vợ chồng tôi đồng ý góp tiền cùng nhóm của Trí mua hàng, quà; đưa đến tận nhà trao cho người nghèo”, Wandi chia sẻ.
Chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai
Cuối năm 2020, H.Lệ Thủy ( Quảng Bình) trải qua đợt mưa lũ lịch sử. Địa bàn H.Hướng Hóa (Quảng Trị) phía trong lại hứng chịu sạt lở nặng. Wandi cùng anh Trí và một số người bạn quyên góp rồi vận động thêm các nhà hảo tâm ủng hộ, mua hàng tấn lương thực chở ra hỗ trợ bà con. “Chứng kiến Wandi không ngại lội bùn đất, xắn quần đi chân trần băng qua dòng nước lũ vào tận nhà dân trao quà, tôi thực sự cảm kích. Thương cảm trước hoàn cảnh của các cụ già neo đơn ở vùng sạt lở, Wandi còn bỏ tiền túi để hỗ trợ thêm cả tiền triệu”, anh Trí nói.
Anh Trí kể, đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 tái bùng phát, vợ chồng Wandi lại lặn lội vượt hàng trăm cây số lên các huyện vùng cao Quảng Nam như Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My để tặng cặp sách, bút thước, sữa cho học sinh nghèo. Khi thấy cảnh đồng bào ở xã Dang (H.Tây Giang) thiếu nước sinh hoạt, vợ chồng Wandi tặng thêm gần 200 triệu đồng để lắp đặt hệ thống lọc nước công nghiệp để có nguồn nước sạch cho hàng trăm hộ dân.
Sự hỗ trợ cộng đồng của cả gia đình
Gần đây, mỗi ngày nhóm của anh Trí chuẩn bị hơn 100 suất cơm phát miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn, ít nhiều san sẻ bớt gánh nặng cho những lao động yếu thế. “Vợ chồng Wandi tham gia rất nhiệt tình, không chỉ góp vật chất mà còn trực tiếp vào bếp nấu nướng”, anh Trí nói.
Nhưng đã có lúc Wandi chùng xuống. Anh kể, hình ảnh ám ảnh nhất vẫn cứ đọng lại khi chứng kiến cảnh người đàn ông khoảng 60 tuổi sống trong một căn nhà nhỏ ở P.Tân An (TP.Hội An), hằng ngày phải gồng gánh nuôi mẹ già 80 tuổi và người con trai bị bệnh tâm thần. “Đến trao quà, tôi đã bật khóc. Vì sao cuộc sống vẫn có nhiều người bất hạnh như vậy?”, Wandi tâm sự.
Sự cảm kích dành cho gia đình anh Wandi
Ông Trần Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.Hội An, cho hay trong những lúc khó khăn vì vướng dịch Covid-19, người dân địa phương rất cảm kích khi đón nhận sự chia sẻ, hỗ trợ nhiều mặt từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố. Ông Dũng cũng nói nhiều đến nghĩa cử của vợ chồng Kawa Wandi. “Từ những phần quà ấm áp của vợ chồng Wandi cũng như các nhà hảo tâm khác, nhiều hộ gia đình đã tạm thời vượt qua khó khăn trước mắt. Chúng tôi rất trân trọng và cảm ơn. Đây là động lực lớn để chúng tôi quyết tâm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh”, ông Dũng nói.
Vợ chồng Wandi không che giấu tình cảm quyến luyến khi chọn phố Hội làm nơi dừng chân. Sự thân thiện, mến khách cùng sự cởi mở, vui vẻ của người bản địa; càng khiến vợ chồng anh thêm tin yêu vùng đất, con người nơi đây. “Thụy Điển là nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên, dù đi đâu chúng tôi sẽ quay về mảnh đất đó. Nhưng hiện tại, nhiệm vụ của chúng tôi là tiếp tục đóng góp cho VN để góp phần làm đẹp mảnh đất này. Bởi chúng tôi xem VN như quê hương thứ hai của mình”, Wandi thổ lộ.
Thư cảm ơn đến gia đình Kawa Wandi
Trước những hoạt động ý nghĩa mà gia đình anh Wandi thể hiện; ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An, đã gửi thư cảm ơn.
Thư viết: “Wandi thân mến! Gia đình bạn đã chọn Hội An là nơi “đất lành chim đậu”. Nhưng thực tế chưa được như gia đình bạn mơ ước và chúng ta mong muốn. Đại dịch ập đến và kéo dài, gia đình bạn đã nhanh chóng hòa nhập, đồng hành cùng nhân dân thành phố. Những điều bạn đã làm rất lặng thầm nhưng đã góp phần nhen nhóm và thổi bùng ngọn lửa. Vì cộng đồng, vì những cảnh đời còn khó khăn và bất hạnh. Góp phần làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp, mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến này! Cảm ơn gia đình bạn và những người bạn xa gần đã hết lòng vì VN, vì Hội An, vì những người nghèo khó! Tình người sẽ tiếp thêm sức mạnh để chúng ta cùng nhau vượt qua mọi thử thách!”.
Người Úc cũng chung tay làm từ thiện
Có một chiếc xe tải chở một tấn gạo và 200 thùng mì đến trụ sở Công an P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức. Đây là số lương thực của anh Trevor Long. Người Úc đang sống ở P.Thảo Điền, nhờ công an phường phân phát đến những người cần. Bởi anh tin công an là người nắm rõ từng hoàn cảnh trên địa bàn.
Để có được số gạo, mì nói trên, anh Trevor đã huy động cả gia đình vợ; cùng những người bạn Việt tìm mua. Và từ hôm ấy, cứ mua thêm được gạo là anh lại đưa đến gửi công an phường. Trong những phần quà mà anh Trevor gửi còn có cả rau củ, nước tương, dầu ăn và trứng. Nhân viên của anh cũng chung tay đóng gói, vận chuyển cả ngày.
Không chỉ giúp người Việt, anh Trevor còn chuyển 250 phần quà giúp cộng đồng người Philippines làm nghề giữ trẻ và giúp việc nhà đang gặp khó khăn trên địa bàn; kêu gọi những người đã và đang sử dụng dịch vụ của người Philippines giúp đỡ họ.
Theo dõi thêm các bài viết hay khác ngay tại đây.
Discussion about this post