Trong vài tháng cuối năm, tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát và các công ty bắt đầu hoạt động sản xuất trở lại, kéo theo đó chính là nhu cầu nhân lực trong một số ngành kinh tế, công nghiệp tăng lên. Năm 2022, việc “đóng băng” các hoạt động kinh tế, xã hội do “né tránh”, “chống dịch” ở một số nơi sẽ được xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là ứng phó linh hoạt với dịch, tránh xa dịch và hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cộng đồng sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Mục Lục
Số liệu về nhu cầu nhân lực
Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhu cầu nhân lực giảm mạnh ở một số ngành so với năm 2020. Như du lịch, dệt may, giày da, giáo dục đào tạo, dịch vụ lưu trú, ăn uống…
Thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI); kết quả khảo sát quý III năm 2021 cho thấy có 42.744 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Trong quý IV năm 2021, dự kiến nhu cầu nhân lực cần khoảng 58.654 – 71.869 chỗ làm việc.
Cụ thể, ngành có nhu cầu lớn nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo như sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất giày da… Cần khoảng 15.432 – 18.909 chỗ làm việc. Tiếp đến là, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy; và xe có động cơ khác cần khoảng 11.502 – 13.094 chỗ làm việc.
Ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ cần khoảng 6.159 – 7.546 chỗ làm việc, tập trung ở các ngành như dịch vụ lao động và việc làm, kinh doanh tour du lịch, hành chính và hỗ trợ văn phòng,… Còn lại tập trung ở ngành kinh doanh bất động sản, Thông tin và truyền thông; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, Dịch vụ lưu trú và ăn uống…
Những kịch bản khác nhau cho thị trường lao động đầu năm 2022
Theo ông Đỗ Thanh Vân – Phó Giám đốc FALMI, đối với quý I năm 2022; về nhu cầu nhân lực trong thời gian tới có 2 kịch bản. Kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến cần khoảng 60.000 chỗ làm việc.
Kịch bản thứ hai, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực; tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến cần khoảng 75.000 chỗ làm việc. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 28,15% tổng nhu cầu nhân lực, tuyển dụng nhiều ở các ngành như sản xuất giày, dép, sản xuất thiết bị điện khác, gia công cơ khí,may trang phục, sản xuất chế biến thực phẩm…
Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 20,96%. Ngành chuyên môn, khoa học và công nghệ. Như quảng cáo, thiết kế chuyên dụng… chiếm 6,72%. Ngoài ra, còn một số ngành nghề khác như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 4,84%, thông tin truyền thông chiếm 4,26%, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 4,56%, giáo dục và đào tạo chiếm 3,25%…
Nguồn nhân lực sẵn có
Ông Vân cũng cho biết, bình quân hàng năm Thành phố có khoảng 500.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường. Gồm các bậc đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Điều này cho thấy, với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; trong những tháng cuối năm 2021 và quý I năm 2022. Dự kiến lực lượng lao động của Thành phố cơ bản; đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về mặt số lượng.
Các nhóm kinh tế nào là động lực tăng trưởng chính
Theo ông Nguyễn Xuân Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCIF (Bộ KHĐT), các ngành “dẫn đường” kinh tế năm 2022 được phân thành 5 nhóm ngành cụ thể: Thứ nhất là nhóm vật liệu, xây dựng. Ông Quang cho rằng, trong cả nước tập trung đẩy mạnh thực hiện đầu tư công; sẽ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo phát triển kỹ thuật số. Do đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ có xu hướng phát triển.
Thứ hai là nhóm ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn. Như điện tử, dệt may, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, caosu, sắt thép, lương thực… Do nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng. Nhu cầu nhập khẩu tăng trở lại sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (XK).
Thứ 3 là nhóm ngành đồ uống, bán lẻ, hàng không… sẽ phục hồi do nhu cầu trong nước tăng. Thứ 4 là nhóm thương mại điện tử và logistics. Do người dân thay đổi thói quen tiêu dùng. Đẩy mạnh mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.
Discussion about this post