Trong những ngày giãn cách xã hội, các hoạt động trực tuyến để học tập, vui chơi, giải trí đang được các bạn trẻ “ưu ái” hơn. Nghe podcast cũng đang dần trở thành xu hướng với 1001 chủ đề thú vị, xứng danh “trào lưu hot nhất” cho mùa hè tại gia của các teen. Di cư đến Việt Nam, podcast chủ yếu được xem như là một cách luyện nghe khi cần học những ngôn ngữ mới. Tuy nhiên hiện nay, việc nghe podcast đang dần trở thành xu hướng và được giới trẻ quan tâm. Phải kể đến vai trò của các series podcast như Vietnam Innovators, Have A Sip, Bít Tất,… đã khiến cho mô hình này trở nên viral hơn.
Mục Lục
Podcast là gì?
Podcast hiểu một cách chung nhất là chương trình âm thanh mà người dùng có thể nghe trên các ứng dụng, cũng có thể đăng ký và tải về trên các thiết bị điện thoại, máy tính… Tương tự như phát thanh, podcast là chương trình radio với một chủ đề cụ thể bao gồm nhiều tập được xuất bản liên tục, định kỳ. Từ đó, podcast được một người (hay một nhóm) tạo ra tải lên internet, những người khác có thể nghe trên ứng dụng như iTunes, Spotify hoặc nghe thông qua các thiết bị smartphone.
Nhiều năm trở lại đây, việc nghe podcast đang ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Nguyên do là bởi vì trong cuộc sống bận rộn, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ dành rất nhiều thời gian cho học tập và làm việc. Chính vì thế, họ không có nhiều thời gian để tiếp cận hay dung nạp một số thông tin hữu ích và có chiều sâu. Giống như một “bản nhạc”, podcast ra đời với đa dạng những nội dung, lĩnh vực từ văn hoá – xã hội, đời sống, kinh tế, giáo dục với những chủ đề thú vị, được giới trẻ quan tâm như tập kinh doanh, giáo dục giới tính, giải đáp những thắc mắc tuổi mới lớn… khiến cho podcast trở nên gần gũi, dễ nhận được sự đồng cảm của giới trẻ.
Làm thế nào để nghe podcast?
Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, cài đặt ứng dụng và “nghe báo” mỗi ngày. Podcast giúp cho chúng ta vừa có thể làm việc, vừa nghe như một cách để thư giãn. Không hình ảnh, video, chỉ có âm thanh. Nhưng đây là phương thức chuyển tải thông tin khá hữu ích. Trong những lúc “chân tay bận rộn, não bộ rảnh rang”.
Nguyễn Kỳ Hiểu Linh (24 tuổi, TP. Huế) chia sẻ: Mình tình cờ biết podcast thông qua các trang mạng xã hội. Khi đó, mình nghe được một đoạn podcast khá ấn tượng của “Giang ơi Radio”. Chia sẻ về cuộc sống thông qua câu chuyện “Người lớn cảm thấy… già” được chia sẻ lên facebook. Với lối kể chuyện cuốn hút và chân thật. Khiến mình cảm thấy như có một người đang tâm sự và trò chuyện cùng. Từ đó, mình bắt đầu tìm hiểu về podcast, về câu chuyện của những người nổi tiếng. Và xem nó như một người bạn mỗi lúc mỗi nơi.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục đời sống giới trẻ
Thông tin bổ ích và thú vị từ podcast cho giới trẻ
Sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi, chúng ta không muốn mãi “cắm mắt” vào màn hình điện thoại hay máy tính. Podcast như một phương thức khiến người dùng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Trong việc tiếp cận thông tin. Mà không cần phải tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Podcast đáp ứng nhu cầu, cho phép người dùng vừa nghe vừa có thể lái xe. Làm việc nhà hoặc muốn rảnh tay, nghỉ ngơi, giải trí,…
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mình ở nhà làm online gần 2 tháng nay. Việc tiếp xúc với máy tính và điện thoại quá nhiều khiến mắt mỏi, căng thẳng và cạn kiệt năng lượng. Podcast như một “vị cứu tinh” giúp mình có thể vừa để mắt thư giãn, vừa tiếp cận được một khối lượng thông tin bổ ích trong thời gian nghỉ ngơi, Hiểu Linh cho hay.
Lựa chọn nội dung podcast phù hợp với bản thân
Với đa dạng và phong phú các nội dung về những chủ đề hấp dẫn, thú vị. Xoay quanh cuộc sống thường nhật. Các thính giả có thể lựa chọn những nội dung, chủ đề phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bằng hình thức kể chuyện hoặc trò chuyện với một nhân vật khách mời. Thông qua một buổi hội thoại, thảo luận về một vấn đề cụ thể. Người nghe có thể nắm bắt thông tin dễ dàng hơn.
Tại Việt Nam, những kênh có nhiều lượt nghe như: Humans of Vietnam, Trạm dừng cảm xúc, Tâm Lý Ơi, Oddly Normal,… Với lối dẫn dắt, kể chuyện chân thật, giản dị, cuốn hút về những câu chuyện đời sống. Đem lại trải nghiệm thú vị, những góc nhìn mới lạ và lối sống tích cực hơn cho người nghe. Ngoài ra, podcast còn đáp ứng nhu cầu học tập của thính giả. Như trau dồi từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh. Thông qua những kênh liên quan đến giáo dục, học tập.
Người muốn chia sẻ, người cần lắng nghe tại podcast
Tại Việt Nam, những cái tên xếp đầu trong Top Podcast trên Spotify là các kênh mang đến kiến thức, thông tin bổ ích, thú vị như The present writer của Chi Nguyễn về phát triển bản thân hay Trôi theo dòng Indie để âm nhạc đi kèm với những suy tư của người trẻ.
Cộng đồng podcast tại Việt Nam đã và đang dần hình thành những màu sắc và cá tính riêng. Gây ấn tượng bởi sự chỉn chu và đa dạng trong cả nội dung lẫn cách biểu đạt. Vietcetera với Have a sip là nơi phỏng vấn những người có sức ảnh hưởng với sự dẫn dắt của Thùy Minh.
M.A.D thảo luận kiến thức về các ngành nghề đang được giới trẻ quan tâm. The blue expat chia sẻ về cuộc sống của người Việt khi ở nước ngoài. Cùng những kinh nghiệm về du lịch, sống tích cực. Chàng ngốc già của Võ Đình Trí mang đến nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế, tài chính.
Ngô An Nhiên, (25 tuổi, TP. Huế) chia sẻ, mình thường lựa chọn kênh của những podcaster (người làm podcast) nước ngoài, bởi thông qua đó, mình có thể vừa trải nghiệm được những câu chuyện thú vị và còn trau dồi kiến thức tiếng Anh. Từ đó sẽ giúp mình cải thiện khả năng nghe và phát âm.
Podcast vẫn còn là một cái tên khá mới trên nền tảng công nghệ số. Song với sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng của nó. Trong thời gian tới, hình thức “nghe báo” này hứa hẹn sẽ ngày càng phổ biến hơn. Không chỉ trong giới trẻ mà còn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của mọi lứa tuổi.
Discussion about this post