Cà phê chồn thượng hạng là sản phẩm cực kì nổi tiếng và có giá trị xuất khẩu cũng như tiêu dùng lớn. Do đây là một sản phẩm quý giá nên giá của cà phê chồn thượng hạng trên thị trường rất đắt, và những người sành cà phê cũng rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm. Dựa vào đặc tính quý giá này của sản phẩm, nhiều người kinh doanh đã cố ý pha trộn và sản xuất ra các sản phẩm cà phê chồn kém chất lượng có giá cả cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và xử lý các trường hợp vi phạm, cùng arbitaur.com tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thông tin liên quan đến trường hợp cà phê chồn thượng hạng kém chất lượng nhé!
Mục Lục
Cà phê chồn thượng hạng chứa 80% đậu nành bị thu giữ
Cơ quan chức năng xác định có đến 80% hàm lượng đậu nành. Trong cà phê hiệu con chồn thượng hạng do một cơ sở ở An Giang sản xuất. Ngày 21-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết. Họ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Khanh Em (SN 1973; ngụ phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên). Để tiếp tục điều tra về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”. Đồng thời, tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của phụ nữ này. Đó là chủ hộ kinh doanh “Ngọc Sang” sản xuất trà và cà phê.
Theo điều tra ban đầu, Khanh Em bắt đầu hoạt động sản xuất cà phê bột. “Ngọc Sang cho sáng tạo” từ năm 2016. Và cà phê hiệu “Con chồn Ngọc Sang thượng hạng” (dạng cà phê bột) từ năm 2017. Tuy nhiên, vì muốn giữ “mối” tiêu thụ và có lợi nhuận nhiều hơn. Khanh Em đã chỉ đạo cho nhân viên hạ thấp chất lượng. Bằng cách trộn 80% đậu nành và 20% cà phê để sản xuất đưa ra thị trường tiêu thụ với 2 loại cà phê này.
Cơ quan chức năng đưa đi giám định cà phê chồn thượng hạng kém chất lượng
Trong tháng 11 và 12-2020, đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 và số 3. Thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp cùng lực lượng cảnh sát kinh tế Công an TP Long Xuyên. Họ tổ chức kiểm tra hộ kinh doanh và điểm sản xuất trà, cà phê của Khanh Em. Thì phát hiện và tạm giữ gần 5.500 gói cà phê “con chồn thượng hạng”. Nó có tổng giá trị gần 130 triệu đồng để đưa đi giám định.
Theo kết luận của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP HCM. 2 sản phẩm cà phê này chứa thành phần cafein không phù hợp với TCVN 5251-2015. Đây làchỉ tiêu hàm lượng cafein chỉ từ 0,0010% đến 0,027%.
Cách phân biệt cà phê chồn thượng hạng thật và giả
Qua khối lượng
Trọng lượng của cà phê rang xay nguyên chất luôn lớn hơn. So với cà phê được làm từ các loại bột trộn cùng hóa chất. Hạt cà phê khi rang đến nhiệt độ nhất định sẽ nở lớn và thể tích tăng từ 1,5-2 lần. Và trọng lượng giảm 20-30%. Khối lượng riêng của cà phê nguyên chất giảm nên khi cầm trên tay hai gói cà phê cùng khối lượng. Bạn sẽ thấy gói cà phê thật có thể tích lớn hơn, nhiều hơn, nhẹ hơn gói cà phê pha tạp.
Độ xốp của cà phê
Vì khối lượng riêng thấp nên theo quan sát. Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Ngược lại, cà phê làm từ các loại ngũ cốc pha hương liệu, không có độ tơi xốp, mềm mịn. Vì thế, bạn có thể phân biệt bằng cách đổ hai muỗng cà phê hai loại vào hai chén nước. Bột cà phê nguyên chất sẽ nổi lên trên. Còn bột ngũ cốc khác giả cà phê có khối lượng riêng lớn hơn nên sẽ chìm xuống nước nhanh hơn.
Độ ẩm của bột cà phê chồn thượng hạng
Bột cà phê thật ít ngậm nước, độ ẩm của hạt cà phê thật sau khi rang khá thấp. Bột các loại ngũ cốc khác thường giữ nước và có độ ẩm cao hơn. Hơn nữa, do hạt đậu và bắp không có mùi thơm. Nên khi nhà sản xuất trộn các loại hạt này vào hạt cà phê chắc chắn sẽ làm 1 động tác kèm theo. Đó là phun hóa chất, hương liệu cà phê tổng hợp, nhân tạo vào trước khi xay ra bột.
Do đó, bột cà phê pha tạp, không nguyên chất có vẻ ẩm ướt. Thậm chí vón cục khi được tẩm nhiều caramen tạo màu. Khác hẳn với bột cà phê thật rất khô và tơi xốp.
Discussion about this post