Thịt nhiễm tả lợn Châu Phi là mối quan tâm của tất cả những người tiêu dùng, bởi thịt lợn là loại thực phẩm rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Ăn phải lợn bị nhiễm bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm đối với bản thân và gia đình. Hiện nay, tình trạng phân phối và buôn bán thịt nhiễm tả lợn châu Phi trên thị trường khá phổ biến, các cơ quan đang nỗ lực điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thông tin về thịt nhiễm tả lợn châu Phi và cách phân biệt thịt lợn an toàn với thịt bị nhiễm bệnh nhé!
Mục Lục
Phát hiện khối lượng lớn thịt nhiễm tả lợn châu Phi trong gia đình hộ kinh doanh
Số thịt lợn trên được bà A khai nhận mua trôi nổi trên thị trường. Sau đó mang về huyện Tân Yên để tiêu thụ. Hồi 12 giờ, ngày 13/8, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì. Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang. Và UBND thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh N. T. A do bà N. T. A, sinh năm 1975. Bà trú tại tổ dân phố Chùa, thị trấn Cao Thượng là chủ hộ.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong kho lạnh bảo quản của nhà bà A 1,5 tấn sản phẩm động vật (thịt lợn). Số thịt lợn trên được bà A khai nhận mua trôi nổi trên thị trường. Sau đó mang về huyện Tân Yên để tiêu thụ.
Cơ quan chức năng tích cực xử lý trường hợp buôn bán thịt nhiễm bệnh
Phòng Cảnh sát môi trường đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang thu mẫu. Đối với số thịt lợn trên gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để tiến hành xét nghiệm virus dịch tả lợn châu Phi.
Kết quả xét nghiệm phát hiện toàn bộ số thịt lợn trên dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện hộ kinh doanh N.T.A chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y . Đối với kho lạnh bảo quản động vật tươi sống theo quy định.
Phòng Cảnh sát môi trường bàn giao hồ sơ cùng tang vật. Cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang. Cơ quan lập biên bản vi phạm. Và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà N. T. A số tiền là 13,5 triệu đồng theo quy định. Đồng thời tiêu hủy toàn bộ 1,5 tấn thịt lợn nhiễm bệnh.
Cách nhận biết thịt nhiễm tả lợn châu Phi
Thịt lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi thường xuất hiện các nốt xuất huyết. Nó nằm dưới da, trên vành tai, tương tự như vết muỗi đốt. Ở bốn chân, bụng và ngực của lợn nhiễm bệnh sẽ có màu tím xanh. Khi mổ ra và quan sát. Lợn tả thường có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Ngoài ra, toàn bộ nội tạng, cơ thể lợn đều bị xuất huyết. Lá lách phình to ra, phổi không bị xẹp, hạch bạch huyết lớn hơn, khí quản thường có máu, chứa nhiều bọt. Và thận cũng có lẫn máu, loét niêm mạc dạ dày, tắc ruột và trong ruột có chứa máu.
Thịt nhiễm tả lợn châu Phi hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu quan sát thấy thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm tấm máu, tai lợn bị tím tái, khi chạm tay vào thì thấy chảy nhớt, rỉ nước… Thì đó là thịt lợn bị ôi hoặc đã mắc bệnh tả lợn. Trong khi đó, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu đỏ tươi tự nhiên. Phần mỡ trắng sáng, da hoàn toàn không có các đốm lạ hay các vết khác thường. Khi dùng ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.
Hiện nay, nhiều nơi mặc dù đã xác nhận có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Các chủ cơ sở vẫn cho giết mổ lợn bình thường. Nhưng sau đó thực hiện sơ chế, tẩm ướp hóa chất để bán cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, vẫn có cách để nhận biết thịt lợn sạch với thịt ngâm hóa chất bảo quản.
Discussion about this post